hocquangcao.vn
Google Ads, Kiến Thức Quảng Cáo

Google Merchant Center là gì? Hướng dẫn tạo tài khoản chi tiết nhất

google merchant center

google merchant center

Hiện nay, quảng cáo Google Shopping đã thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp vì khả năng hiển thị mặt hàng sản phẩm của họ ngay trên kết quả tìm kiếm của Google, giúp thu hút khách hàng một cách hiệu quả. Để sử dụng Google Shopping, bạn cần tạo nguồn cấp dữ liệu và Google Merchant Center chính là công cụ hỗ trợ bạn hoàn thành việc này. Vậy Google Merchant Center là gì? Cách tạo tài khoản và hướng dẫn sử dụng GMC như thế nào? Trong bài viết này, Hocquangcao sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc về công cụ hữu ích này nhé!

1. Google Merchant Center là gì?

Google Merchant Center là một nền tảng trực tuyến do Google cung cấp, được sử dụng để quản lý thông tin về sản phẩm và tải lên dữ liệu sản phẩm của bạn để hiển thị trên các kết quả tìm kiếm, Quảng cáo Liên kết Sản phẩm (Shopping Ads) và các ứng dụng khác của Google.

Dựa vào dữ liệu tải lên từ Google Merchant Center, Google có thể hiển thị thông tin chi tiết về sản phẩm của bạn khi người dùng tìm kiếm các sản phẩm tương tự trên Google Search hoặc tìm kiếm trên Google Shopping. Điều này giúp nâng cao khả năng tiếp cận và khả năng tìm thấy sản phẩm của bạn bởi người tiêu dùng.

Đây là một công cụ hữu ích để quảng bá và tiếp thị sản phẩm của bạn trên Google và đạt được đối tượng khách hàng tiềm năng.

2. Cách tạo tài khoản Google Merchant Center chi tiết nhất

Đối với người mới bắt đầu, cần lưu ý rằng mỗi tài khoản Google chỉ được tạo ra một Google Merchant Center duy nhất và mỗi tài khoản Google Merchant Center chỉ có thể liên kết với một website duy nhất. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách đăng ký tài khoản Google Merchant Center:

Thiết lập tài khoản Google Merchant Center (GMC)

Bước 1: Truy cập trang chủ của Google Merchant Center qua link: 

https://www.google.com/retail/solutions/merchant-center/

Nhấp nút “Đăng ký ngay” hoặc “Bắt đầu ngay” để bắt đầu quá trình đăng ký

Bước 2: Nhập website và thông tin doanh nghiệp của bạn 

Xác minh cửa hành trực tuyến của doanh nghiệp

Bạn có thể thực hiện việc này khi cài đặt quảng cáo Liên kết Sản phẩm và trang thông tin mua sắm miễn phí. Nếu bạn đã xác minh tài khoản của mình với các công cụ khác của Google như Search Console, bạn không cần thực hiện bước này và có thể chuyển đến bước xác nhận quyền sở hữu.

Bước 1: Nhập đường link website cửa hàng trực tuyến của bạn

– Đăng nhập vào Merchant Center

– Chọn phần “Thông tin doanh nghiệp” phía bên trái màn hình

– Chọn “Xác nhận cửa hành trực tuyến”

Bước 2: Chọn 1 trong 4 cách mà bạn muốn xác minh cửa hàng

– Nhận mã được gửi đến Email doanh nghiệp của bạn

– Dùng nền tảng thương mại điện tử

– Thêm tệp hoặc thẻ HTML

– Dùng trình quản lý thẻ của Google

Khi bạn lựa chọn bất kỳ phương pháp nào, Google sẽ hướng dẫn bạn qua từng bước cụ thể để xác minh trang web. Đề xuất cho bạn là thực hiện xác minh bằng phương pháp thêm thẻ HTML để đạt hiệu quả cao nhất.

Khi bạn lựa chọn bất kỳ phương pháp nào, Google sẽ hướng dẫn bạn qua từng bước cụ thể để xác minh trang web. Đề xuất cho bạn là thực hiện xác minh bằng phương pháp thêm thẻ HTML để đạt hiệu quả cao nhất.

Lưu ý rằng sau khi Google xác minh địa chỉ URL của bạn, bạn không nên xóa tệp HTML này để duy trì trạng thái xác minh của trang web.

Bước 3: Tiến hành xác thực website của hàng trực tuyến

3. Cách tạo nguồn dữ liệu trong GMC

Tạo nguồn cấp mới

Nguồn cấp dữ liệu chính là nguồn tập trung mà Google Merchant Center sử dụng để lấy và hiển thị thông tin về sản phẩm. Bạn có thể sử dụng nguồn cấp dữ liệu này cho nhiều dịch vụ khác nhau của Google. Điều này rất quan trọng trong việc quản lý chiến dịch quảng cáo trên Google, ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng quảng cáo sản phẩm trên kết quả tìm kiếm của Google.

Google Merchant Center cung cấp hai loại nguồn cấp dữ liệu: Nguồn cấp dữ liệu chính và Nguồn cấp dữ liệu bổ sung. Nguồn cấp dữ liệu chính được sử dụng để cập nhật và hiển thị thông tin chính của sản phẩm. Nguồn cấp dữ liệu bổ sung được sử dụng để cập nhật lại hoặc thêm mới thông tin vào nguồn cấp dữ liệu chính. Hơn nữa, bạn có thể sử dụng nhiều nguồn cấp dữ liệu bổ sung cho một nguồn cấp dữ liệu chính, giúp cải thiện quản lý và cập nhật dữ liệu sản phẩm một cách linh hoạt hơn.

Hướng dẫn tạo nguồn cấp dữ liệu trên Google Merchant Centar

Bước 1: Chọn Cài đặt -> Thêm nguồn dữ liệu

Bước 2: Hãy cập nhật các thông tin sau đây trong nguồn cấp dữ liệu chính như quốc gia, ngôn ngữ, tên nguồn cấp, phương thức nhập và tên tệp.

Lưu ý: Ngoài ra, trong trường hợp sử dụng nguồn cấp dữ liệu bổ sung, bạn có thể thực hiện các hành động sau:

– Thêm và thay đổi các nhãn tùy chỉnh của sản phẩm để tăng tính xác định và mô tả sản phẩm một cách rõ ràng hơn.

– Thêm và thay đổi mã khuyến mãi của bạn để hấp dẫn khách hàng và thu hút giao dịch mua sắm.

– Thay đổi tiêu đề sản phẩm để cải thiện sự hấp dẫn và độ chính xác của thông tin.

– Loại trừ sản phẩm không muốn hiển thị trong quảng cáo và tối ưu hóa hiển thị cho những sản phẩm quan trọng hơn.

– Thêm mã GTIN cho sản phẩm để xác thực và định danh chính xác sản phẩm trên nền tảng.

– Thêm hoặc thay đổi các thuộc tính của sản phẩm để cung cấp thông tin chi tiết và hữu ích hơn cho người dùng.

Bước 3: Điền thông tin nguồn cấp

Điền 3 thông tin cơ bản cho nguồn cấp

– Quốc gia: Chọn quốc gia mà sản phẩm được phân phối và hiển thị.

– Ngôn ngữ: Xác định ngôn ngữ mà thông tin sản phẩm sẽ được hiển thị.

– Điểm đến: Chọn Google Shopping

4. Cách thiết lập nguồn cấp Google Merchant Center

Google hỗ trợ việc thiết lập nguồn cấp dữ liệu lên Google Merchant Center thông qua 4 cách khác nhau:

Cách 1: Dữ liệu từ Google trang tính Bạn có thể tạo một trang tính mới hoặc sử dụng một trang tính chứa sẵn tệp dữ liệu của bạn.

Cách 2: Tìm nạp theo lịch biểu Hệ thống sẽ tự động tìm và tải dữ liệu từ nguồn cấp dữ liệu có sẵn trên máy chủ của bạn.

Cách 3: Tải lên Bạn có thể tải lên dữ liệu thông qua các phương thức như SFTP, FTP, Google Cloud Storage hoặc tải lên thủ công từ máy tính của bạn.

Cách 4: Content API Google sử dụng Content API để tự động cập nhật và xây dựng tệp dữ liệu sản phẩm dựa trên việc thu thập thông tin từ trang web của bạn.

Đoạn kết

Bài viết trên đây đã giải đáp toàn bộ những thắc mắc của bạn về Google Merchant Center. Hocquangcao hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho công việc của bạn. Xin cảm ơn!

Các bài viết liên quan:

Related posts

Quảng cáo zalo ads là gì? Quảng cáo zalo ads có hiệu quả không?

Võ Mạnh Hào
1 năm ago

Sự khác biệt giữa Demand Gen Campaign và Discover Ads?

Thanh Phương
9 tháng ago

Hướng dẫn chi tiết cách chạy quảng cáo Google Ads cho người mới bắt đầu

HaHuynh
3 năm ago
Exit mobile version