hocquangcao.vn
Google Ads, Kiến Thức Marketing

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng Google đột ngột không cắn tiền

Vì sao chiến dịch quảng cáo Google đột ngột không cắn tiền? Liệu đâu là vấn đề bạn đang gặp phải? Cùng Hocquangcao tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục qua bài viết tổng hợp dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân quảng cáo Google Đột Ngột không cắn tiền và giải pháp

Có những nguyên nhân khiến quảng cáo bị dừng và không tiêu tốn ngân sách. Bạn có thể biết được những nguyên nhân này qua email từ Google hoặc qua cột trạng thái. Đây là 4 nguyên nhân phổ biến nhất:

1.1 Giá thầu quá cao hoặc quá thấp

Ngân sách mỗi ngày cho từng chiến dịch của bạn là bao nhiêu? Nếu không ‘nhiều lắm’ hãy cẩn thận với mức bid cho từ khóa của bạn. Nếu CPC cho từ khóa vượt ngân sách chiến dịch, mẫu quảng cáo của bạn sẽ không được hiển thị.

Trong đại đa số trường hợp, đây là vấn đề ít gặp phải. Với những ngành khó. Ví dụ: B2B, BĐS, đầu tư, bảo hiểm hoặc các doanh nghiệp gặp giới hạn về ngân sách tổng. Đây cũng là tình trạng không hiếm khi quá tay điều chỉnh.

Ở mặt ngược lại, giá bid quá thấp quảng cáo cũng sẽ không ‘cắn tiền’. Điều này nhận định cả ad rank và giá thầu đều là 2 nhân tố quan trọng.

Cách khắc phục: Nên đặt giá thầu mức hợp lý. Sử dụng Công cụ lập kế hoạch từ khóa để kiểm tra giá thầu.

1.2 Lượng tìm kiếm của từ khóa thấp

Có tìm kiếm mới có hiển thị – Google Ads là vậy. Những từ khóa có lượng tìm kiếm tiệm cận 0 lần/ tháng. Dù có thêm vào hàng trăm từ cũng không quá ý nghĩa. Tình trạng đó là do hệ thống của Google ‘bất hoạt’ các từ khóa đó trong tài khoản của bạn.

Cách khắc phục: Nên chọn từ khóa có số lượng tìm kiếm đủ lớn để thêm vào campaign. Sử dụng Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Goolge để kiểm tra số lượng tìm kiếm từ khóa.

1.3 Nhóm quảng cáo có bộ từ khóa không nhất quán

Google tính điểm chất lượng dựa trên độ liên quan giữa query tìm kiếm và từ khóa trong nhóm QC. Nếu nhóm quảng cáo gồm các từ khóa lộn xộn không liên quan với nhau. Điều này chẳng khác gì bạn đang ‘đánh đố’ cơ chế chấm điểm của Google. 

Khi nhóm quảng cáo quá tạp, chiến dịch Google ads của bạn có nguy cơ cao không được hiển thị. Đây là lúc bạn cần tạo lại các nhóm quảng cáo mới với cấu trúc rõ ràng, cụ thể hơn.

1.4 Trang đích của bạn không liên quan với chiến dịch Google Ads

Landing page là một trong những yếu tố được sử dụng để tính điểm chất lượng trong chiến dịch quảng cáo. Nếu landing page của bạn ‘thất bại’ trong việc mang tới những lời hứa đặt ra trong nội dung quảng cáo hay đáp ứng các mục đích đằng sau mỗi query khách hàng sử dụng, khả năng hiển thị của quảng cáo sẽ không cao vì Google luôn hướng tới việc mang lại những giá trị hữu ích nhất cho người dùng.

Bởi vậy, hãy cân nhắc thật kỹ về danh sách từ khóa và query đối tượng mục tiêu sử dụng, đánh giá về những mục đích ẩn chứa bên trong và đâu là những điều họ đang kỳ vọng tìm thấy. Từ đó điều chỉnh nội dung trên Landing page để tạo ra sự nhất quán nhất từ mong muốn khách hàng – nội dung quảng cáo  – nội dung trên trang. Đôi lúc bạn nên dùng nhiều landing page khác nhau để phục vụ cho nhiều nhóm quảng cáo khác nhau nếu các từ khóa khó dung hòa trên 1 trang duy nhất.

1.5 CTR quá thấp

CTR thấp cũng là một yếu tố có thể khiến chiến dịch Google Ads của bạn ngưng hiển thị. Sở dĩ như vậy là bởi CTR là chỉ số phản ánh rõ nhất về độ ‘hữu ích’ của ad copy và hệ thống của Google sẽ ưu tiên hơn cho các quảng cáo có CTR cao và ‘bóp’ các trường hợp có CTR thấp lại.

Để tăng CTR, doanh nghiệp có thể:

Thực hiện bước nghiên cứu về search intent của đối tượng mục tiêu

Hoặc viết nội dung quảng cáo sao cho tương thích với theo hành trình khách hàng. Những đối tượng ở giai đoạn đầu tiên thường có xu hướng tìm kiếm thông tin hoặc tìm lời giải cho các câu hỏi nhất định. Ngược lại, các đối tượng ở ‘cuối hành trình’ thường bị thu hút hơn bởi các mẫu quảng cáo ‘thúc đẩy’ mua hàng – ví dụ ưu đãi.

Do đó nếu CTR của bạn đang cố định ở mức thấp, đã đến lúc ‘làm mới’ lại nội dung quảng cáo của mình!

1.6 Quảng cáo Google được thông báo không chạy, không cắn tiền

Nguyên nhân

• Quảng cáo Google bị ngừng vì trang đích không tuân thủ chính sách (Url landing page không khớp với Url hiển thị, Url đích bị đưa vào danh sách đen của Google Ads,…) và bạn sẽ nhận được email thông báo.

• Trong khi chờ bạn khắc phục, Google sẽ tạm thời dừng tài khoản. Bạn cũng sẽ thấy một dòng chữ màu đỏ trong tài khoản.

• Nếu Google gửi cho bạn một email nói rằng đã vi phạm vì dùng mã khuyến mãi, hoặc vì website hay tài khoản khác bạn đã từng dùng bị rơi vào tình trạng nghiêm trọng nhất, thì coi như không còn cứu được.

• Nếu không có email gì, hãy kiểm tra cột trạng thái nhóm quảng cáo và từ khóa. Thông thường, Google sẽ cho biết lý do cụ thể.

• Trong trường hợp lý do không rõ ràng, hãy nhấn vào ”Tôi có thể làm”. Bạn sẽ được chuyển tới trang hỗ trợ có nội dung giải thích chi tiết lý do. • Site chưa từng chạy quảng cáo Google mà Google nói vi phạm chính sách, hãy xem lại có phải đã mua nhầm domain cũ trước đây đã vi phạm không.

Khắc phục

• Sửa Url vi phạm chính sách, lưu ý là Url hiển thị phải giống với Url đích. Khi sửa xong Url mà Google báo lỗi, hãy liên hệ với Google để yêu cầu xem xét theo đường link khi Google thông báo.

• Nếu Url bị danh sách đen thì hãy xoá hẳn chiến dịch đó và đừng quảng cáo cho Url (domain) đó nữa. Với bất kỳ lỗi nào trang đích nào vi phạm và bạn sửa xong, liên hệ ngay Google theo địa chỉ: http://support.google.com/adwords/bin/request.py?&contact_type=site_policy

• Nhiều trường hợp hiện nay, bạn không vi phạm gì cả, chỉ là Google đang khóa:”oan ức”. Hãy liên hệ với Google theo địa chỉ đã được cung cấp.

• Trường hợp bạn đã mua và dùng mã khuyến mãi cho tài khoản thì bỏ luôn account đó. Vấn đề tài khoản bị khóa vĩnh viễn sẽ xảy ra sớm muộn gì, Google đang săn lùng tài khoản này. Kể tài khoản bạn đã chi cả trăm triệu nên phải chú ý.

• Tại cột trạng thái, phần lớn hiển thị rõ ràng với từng từ khóa, thường có lý do sau: Từ khóa bị loại bỏ, giá thầu quá rẻ, điểm chất lượng tệ,…Bạn cần cải thiện ngay.

1.7 Quảng cáo Google đột ngột không cắn tiền vì lý do không rõ ràng

• Đôi khi Google chỉ gửi mail nói chung chung là đã dừng tài khoản vĩnh viễn do vi phạm chính sách Google hoặc vi phạm chính sách trang đích ở tài khoản hoặc các tài khoản liên quan.

• Một số trường hợp quảng cáo đủ điều kiện nhưng không xuất hiện khiến nhiều nhà quảng cáo băn khoăn. Đây được coi là trường hợp không có lý do thì cũng không có cách khắc phục cụ thể.

Khắc phục

Cách duy nhất là hãy liên hệ Google, rất nhiều trường hợp Google tự động dừng tài khoản. Dòng chữ đỏ nói rằng tài khoản bị dừng vĩnh viễn lúc đầu nhìn rất nghiêm trọng.

Đôi khi bạn xử lý bằng cách thêm từ khóa vào chiến dịch Google khiến Google ghé qua xem xét nhanh hơn. Trong quá trình xem xét nếu thấy không “ an tâm” 100% chế độ tự động khóa hoạt động một cách oan ức. Bạn cần liên hệ trực tiếp đội ngũ nhân viên Google để được giải quyết gấp.

1.8 Quảng cáo Google đã được xét duyệt nhưng không cắn tiền

Tài khoản quảng cáo không tiêu tốn ngân sách khi được duyệt do vi phạm chính sách Google nên chiến dịch ads vẫn được duyệt nhưng vẫn không tiêu tốn ngân sách. Hiện tượng quảng cáo không tiêu tốn ngân sách thường xảy ra khi người setup quảng cáo đặt giá thầu từ khóa thấp hơn giá thầu Google đề xuất. Ngoài ra, còn do một số lỗi kỹ thuật khác.

Khắc phục

Để khắc phục bạn cần kiểm tra một số lý do sau:

• Thanh toán không thành công: Kiểm tra lại tài khoản thanh toán xem đã đạt ngưỡng thanh toán chưa cần nạp thêm tiền.

• Giá thầu bạn quá cao hoặc quá thấp: Việc đặt giá thầu cho mỗi click quá cao vượt qua ngân sách so với chiến dịch từ khóa.

• Đang phủ định sai những từ khóa đang chạy: Xem lại danh sách phủ định từ khóa xem có add sai những từ khóa quảng cáo không.

1.9 Không thể chuẩn đoán được mục tiêu độ tuổi nên quảng cáo Google đột ngột không cắn tiền

Một trong những lỗi nhiều nhà quảng cáo vi phạm khiến quảng cáo không được duyệt chính là không xác định được quảng cáo có mục tiêu độ tuổi. Nếu không rõ về đối tượng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận, hãy dành thời gian nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng trước khi bắt đầu chạy chiến dịch.

Khắc phục

Kiểm tra lại cài đặt mục tiêu: Bạn có đang nhắm tới những độ tuổi, vị trí địa lý không có ai hoặc rất ít người tìm kiếm.

2. Tổng kết

Bài viết đã tổng kết gần như đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng quảng cáo không cắn tiền và cách khắc phục. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn tìm được nguyên nhân khi chiến dịch quảng cáo không chạy hoặc không cắn tiền. Chúc các bạn thành công!

Các bài liên quan:

Related posts

9 Kinh nghiệm xương máu khi thuê chạy quảng cáo Facebook mà bạn nhất định phải biết

Bùi Thơ
1 năm ago

Hướng dẫn xây dựng kênh Tiktok triệu view

Anh Duy
2 năm ago

Affiliate Marketing là gì? Tất tần tật về Affiliate Marketing

Võ Mạnh Hào
1 năm ago
Exit mobile version