Cài đặt tính năng theo dõi chuyển đổi trong dịch vụ quảng cáo Google Ads đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến dịch thành công. Bạn muốn biết cách thực hiện việc cài đặt mã chuyển đổi Google Ads nhanh chóng và hiệu quả?

Hãy cùng Hocquangcao.vn khám phá 3 bước đơn giản để cài đặt mã chuyển đổi dưới đây, giúp việc theo dõi quảng cáo của bạn trở nên dễ dàng hơn.

1. Mã chuyển đổi Google ads là gì? Lý do nó cần thiết cho quảng cáo

Trong Google Ads, chuyển đổi (conversion) là hành động mà bạn muốn người dùng thực hiện sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn. Điều này có thể là mua hàng, đăng ký tài khoản, điền vào biểu mẫu, gọi điện thoại, hay bất kỳ hành động nào mà bạn muốn người dùng thực hiện sau khi tương tác với quảng cáo của bạn. 

Chuyển đổi thường được đo lường dưới dạng tỷ lệ phần trăm, thể hiện số lượng chuyển đổi so với số lượng tương tác với quảng cáo (ví dụ: số lần mua hàng / số lượt nhấp vào quảng cáo x 100).

Cài đặt chuyển đổi trong Google Ads là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn theo dõi hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Khi bạn cài đặt chuyển đổi, bạn có thể biết chính xác bao nhiêu người thực hiện hành động mục tiêu sau khi nhấp vào quảng cáo. Điều này giúp bạn đánh giá hiệu quả của quảng cáo và hiểu rõ hơn về người dùng của bạn, từ đó tối ưu hóa chiến dịch để đạt được kết quả tốt hơn.

Tuy nhiên, việc cài đặt chuyển đổi không phải lúc nào cũng cần thiết đối với mọi loại quảng cáo Google. Nếu bạn đang chạy các chiến dịch quảng cáo thông thường như tăng lưu lượng trang web hoặc xây dựng nhận thức thương hiệu, việc cài đặt chuyển đổi có thể không được ưu tiên. 

Tuy nhiên, khi bạn có các mục tiêu cụ thể như tăng doanh số bán hàng, tăng lượt đăng ký, hoặc tăng lượt tải xuống ứng dụng, thì cài đặt chuyển đổi là vô cùng quan trọng để đo lường và tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch

2. Hướng dẫn cài đặt mã chuyển đổi Google ads

Bạn muốn cài đặt mã chuyển đổi Google Ads để đo lường hiệu quả các chiến dịch quảng cáo thực hiện trên website của mình?

Hãy cùng đi nhau tìm hiểu với những bước sau đây

2.1 Tạo mã chuyển đổi Google Ads

Đầu tiên, bạn cần truy cập vào trang chủ của Google Ads

Nếu bạn đã từng sử dụng Google Ads trước đây hãy đăng nhập và thực hiện tạo mã chuyển đổi

Tạo mã chuyển đổi Google Ads

Nếu bạn là người chưa từng sử dụng Google Ads, hãy dạo quanh trang web và tìm hiểu cách mà nền tảng hoạt động

Bạn cũng có thể xem thêm các video hướng dẫn sử dụng Google Ads trên Youtube hoặc tìm thêm thông tin ở trang trợ giúp Google Ads

Giờ thì bạn đã hiểu cơ bản về cách Google Ads hoạt động, đúng chứ?

Trong giao diện chính của Google Ads, bạn cần thực hiện những thao tác sau để tạo một mã chuyển đổi mới:

  • Event (Sự kiện)
  • Summary (Tóm tắt)
  • New conversion action (Tạo một sự kiện mới)
Tạo mã chuyển đổi Google Ads 2
  • Tiếp theo bạn cần chọn mục tiêu cho sự kiện để Google tạo đoạn mã theo dõi phù hợp

Ở đây chúng ta đang tìm hiểu về cách để theo dõi chuyển đổi của Website

  • Vì vậy, hãy chọn phần Website
chọn mục tiêu cho sự kiện để Google tạo đoạn mã theo dõi phù hợp

Tiếp theo, nhập tên miền trang web của bạn để Google kiểm tra

  • Scan (quét)
  • Save and Continue (Lưu lại và tiếp tục)

Tiếp theo hãy chọn Goal and action optimization (tối ưu hóa mục tiêu và hành động)

 Goal and action optimization

Ở đây có ba thành phần đo lường chính là Danh mục bán hàng và Danh mục khách hàng tiềm năng và Danh mục khác

Ở mỗi danh mục sẽ chứa các thành phần phụ tương ứng

Bạn cần chọn chính xác thành phần mà mình cần đo để việc theo dõi các báo cáo sau này sẽ được chính xác

Ngoài ra, khi bạn chọn chính xác dữ liệu mà mình đo lường, các chiến dịch Google Ads của bạn sẽ được tối ưu hơn vì AI của Google hiểu chính xác dữ liệu của bạn

Trong mục Conversion name (Tên chuyển đổi) hãy đặt tên phù hợp để sau này bạn có thể dễ dàng quản lý dữ liệu của mình

Ở mục Value (Giá trị) hãy nhập số tiền mà bạn sẽ đạt được sau mỗi lượt đăng ký, ví dụ mỗi khách hàng đăng ký trung bình sẽ mang về doanh số 500.000đ cho công ty, vậy hãy nhập 500.000đ. Nếu chưa có được chỉ số này, hãy lấy chỉ số tượng trưng là 1VNĐ và sau này bạn có thể chỉnh sửa lại giá trị ở phần cài đặt mã chuyển đổi

Conversion name (Tên chuyển đổi)

Trong phần Count (Đếm) 

  • Chọn Every (đếm mỗi lần) nếu bạn đang đo lường về Sale (doanh thu bán hàng)
  • Chọn One (một lần) nếu bạn đo lường về các Lead (lượt đăng ký)

Click Through Conversion Window (Thời gian chuyển đổi sau lượt nhấp): thời gian mà bạn muốn đo lường chuyển đổi sau khi khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn

Engaged view conversion window (Thời gian chuyển đổi sau lượt xem): thời gian mà bạn muốn đo lường chuyển đổi sau khi khách hàng đã tương tác với video quảng cáo của bạn

View-through conversion window là khoảng thời gian sau khi người dùng xem một quảng cáo của bạn trên Google Display Network (GDN) nhưng không nhấp vào quảng cáo đó và sau đó thực hiện một chuyển đổi trên trang web của bạn. Chuyển đổi này sẽ được ghi nhận vào Google Ads như một chuyển đổi view-through.

Bạn có thể cài đặt thời gian cửa sổ view-through từ 1 ngày đến 90 ngày. Ví dụ, nếu bạn cài đặt thời gian cửa sổ view-through là 30 ngày, thì Google Ads sẽ ghi nhận bất kỳ chuyển đổi nào xảy ra trên trang web của bạn trong vòng 30 ngày sau khi người dùng xem một quảng cáo của bạn trên GDN.

View-through conversion window

Attribution trong Google Ads là một tính năng giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức các kênh tiếp thị của bạn cùng nhau tác động đến chuyển đổi. Bằng cách sử dụng attribution, bạn có thể xác định kênh nào có tác động lớn nhất đến chuyển đổi và tối ưu hóa các chiến dịch của mình cho phù hợp.

Google Ads cung cấp một số mô hình attribution khác nhau, bao gồm:

  • Mô hình Last-click: Mô hình này cho rằng kênh cuối cùng mà người dùng tương tác trước khi chuyển đổi là kênh có tác động lớn nhất đến chuyển đổi.
  • Mô hình First-click: Mô hình này cho rằng kênh đầu tiên mà người dùng tương tác là kênh có tác động lớn nhất đến chuyển đổi.
  • Mô hình Linear: Mô hình này cho rằng tất cả các kênh tiếp thị đều có tác động như nhau đến chuyển đổi.
  • Mô hình Position-based: Mô hình này cho rằng các kênh tiếp thị có tác động lớn hơn nếu chúng xuất hiện ở vị trí đầu tiên hoặc cuối cùng trong đường dẫn chuyển đổi.
  • Mô hình Data-driven: Mô hình này sử dụng dữ liệu thực tế để xác định kênh nào có tác động lớn nhất đến chuyển đổi.

Theo khuyến nghị của Google, ta nên chọn mô hình Data-driven để đo lường chuyển đổi

 Data-driven

Có hai loại event snippet:

  • Page load event snippet: Event snippet này được sử dụng để theo dõi việc tải trang. Nó được kích hoạt khi trang web của bạn tải xong.
  • Click event snippet: Event snippet này được sử dụng để theo dõi việc nhấp vào một liên kết hoặc nút. Nó được kích hoạt khi người dùng nhấp vào một liên kết hoặc nút trên trang web của bạn.

Bạn nên sử dụng Page load event snippet khi bạn muốn theo dõi việc tải trang. Ví dụ: nếu bạn muốn theo dõi số lượng người dùng truy cập trang web của mình, bạn có thể sử dụng Page load event snippet.

Bạn nên sử dụng Click event snippet khi bạn muốn theo dõi việc nhấp vào một liên kết hoặc nút. Ví dụ: nếu bạn muốn theo dõi số lượng người dùng đăng ký nhận bản tin, bạn có thể sử dụng Click event snippet.

Có hai loại event snippet

2.2 Cài đặt mã chuyển đổi với Website

Vào trang admin Website của bạn, ở đây mình sẽ hướng dẫn dựa trên nền tảng Website phổ biến nhất là WordPress

  • Chọn mục Plugin
  • Add new
  • Gõ “WPCode”
  • Và Cài đặt
Cài đặt mã chuyển đổi với Website
  • Hãy chọn Active để Plugin hoạt động
Cài đặt mã chuyển đổi với Website - Active
  • Hãy vào mục Code Snippets
  • Chọn Header & Footer
Chọn Header & Footer
  • Dán đoạn mã đo lường chuyển đổi Google vào đây và lưu lại
Dán đoạn mã đo lường chuyển đổi Google vào đây và lưu lại

2.3 Cài đặt thẻ theo dõi lượt click vào SĐT

Bước 1: Tạo mã chuyển đổi Google Ads phù hợp (Tên – mã đo lường – thời gian đo lường)
Lưu ý: Phần này bạn chọn Event Snippets là Click để đo lường lượt chuyển đổi từ nút gọi điện thoại trên Website

Bước 2: Truy cập vào quản trị của Website, tìm Plugin hiển thị nút gọi điện trên Website (có thể là đoạn Code)

Bước 3: Dán đoạn Code đã tạo ở bước 1 vào Plugin (đoạn code) nút gọi điện trên Website

Vậy là bạn đã cài đặt thẻ theo dõi lượt click vào SĐT để đo lường trên Google Ads rồi

3. Các lưu ý khi sử dụng mã chuyển đổi Google ads

Các lưu ý khi sử dụng mã chuyển đổi Google ads
  • Việc gắn nhiều thẻ theo dõi có thể làm giảm hiệu suất của website, vì chúng có thể làm tăng tải CPU và bộ nhớ. Điều này có thể dẫn đến website bị chậm hoặc sập. Để giảm thiểu tác động của các thẻ theo dõi đối với hiệu suất của website, bạn nên chỉ gắn các thẻ theo dõi cần thiết. Bạn cũng nên sử dụng các thẻ theo dõi được tối ưu hóa để giảm kích thước và thời gian tải
  • Kiểm tra tính chính xác của mã. Trước khi triển khai mã chuyển đổi, hãy đảm bảo rằng mã đã được nhập chính xác. Bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra mã chuyển đổi của Google Ads để kiểm tra tính chính xác của mã.
  • Tạo các loại chuyển đổi khác nhau. Bạn có thể tạo các loại chuyển đổi khác nhau để theo dõi các hành động khác nhau trên trang web của mình, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký nhận bản tin hoặc liên hệ.
  • Tùy chỉnh cài đặt chuyển đổi. Bạn có thể tùy chỉnh cài đặt chuyển đổi, chẳng hạn như thời gian chờ chuyển đổi và số lần chuyển đổi tối thiểu để được báo cáo.
  • Theo dõi chuyển đổi trên các thiết bị khác nhau. Bạn có thể theo dõi chuyển đổi trên các thiết bị khác nhau, chẳng hạn như máy tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh.
  • Sử dụng dữ liệu chuyển đổi để tối ưu hóa chiến dịch. Bạn có thể sử dụng dữ liệu chuyển đổi để tối ưu hóa chiến dịch Google Ads của mình, chẳng hạn như nhắm mục tiêu lại người dùng đã chuyển đổi và tăng giá thầu cho các từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi cao.

Đoạn kết

Trên đây là những hướng dẫn về cách cài đặt mã chuyển đổi Google Ads trên Website mới nhất. Bạn nên lưu ý rằng Google thường xuyên thay đổi giao diện hoặc thử nghiệm giao diện mới ở một số người dùng nên có thể những gì bạn xem được sẽ không phù hợp với mình

Khi đó, bạn có thể truy cập vào trang trợ giúp của Google Ads để tìm hiểu những thông tin cập nhập nhất hoặc liên hệ với hocquangcao.vn để được hỗ trợ bạn nhé

Đừng quên chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hữu ích và lưu lại website để luôn cập nhập những thông tin mới nhất về Digital Marketing

Các bài viết liên quan: